Xe nào bắt buộc lắp camera giám sát?

Ngày đăng: 12/01/2024

Camera hiện đang là một thiết bị trợ giúp hữu hiệu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có vận tải. Đặc biệt, khi đã có nghị định bắt buộc lắp đặt camera giám sát trên một vài loại phương tiện? Cùng Trường Long tìm hiểu xe loại xe nào bắt buộc phải lắp camera giám sát nhé!

Xe nào bắt buộc lắp camera giám sát?

 

Phân biệt Camera Giám sát & Camera hành trình

Camera lắp trên phương tiện hiện nay, thường được biết đến phổ biến với cách gọi là camera hành trình. Tuy nhiên, điều này gây ra nhầm lẫn khi Camera đang bắt buộc trong quy định chính phủ khác hẳn với Camera hành trình. Mời bạn đọc tiếp để phân biệt nhé!

Phân biệt Camera Giám sát và Camera hành trình

Phân biệt Camera Giám sát và Camera hành trình

Camera Hành trình

Camera hành trình là thiết bị KHÔNG BẮT BUỘC trang bị cho phương tiện vận tải. Thiết bị này ghi lại cung đường xe di chuyển. Có loại thu được đằng trước lẫn đằng sau xe.

Camera giúp người lái xe xem lại toàn bộ hình ảnh hành trình của xe. Ngoài ra, thiết bị hỗ trợ lái xe an toàn nhờ khả năng quan sát góc rộng xung quanh phía ngoài xe hơn,…

Camera Giám Sát

Khác với lựa chọn Camera Hành trình, thì Camera giám sát là thiết bị BẮT BUỘC cần lắp trên phương tiện kinh doanh vận tải, theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Để dễ dàng phân biệt với camera hành trình, camera giám sát còn hay được gọi là Camera Nghị định 10.

Và điểm khác biệt lớn nhất đó của giữa 2 loại camera đó là góc quay. Trong khi Camera hành trình dùng để thu các cảnh quay phía ngoài xe, thì Camera Giám sát dùng để thu cảnh quay bên trong xe.

Quy định lắp Camera giám sát?

Loại xe bắt buộc lắp camera

Theo như Nghị định 10/2020/NĐ-CP Của Chính Phủ, có quy định cụ thể về 3 phương tiện kinh doanh vận tải bắt buộc lắp đặt Camera giám sát. Đó là:

- Xe chở khách có sức chứa từ 9 chỗ

- Xe Container

- Dòng xe đầu kéo

Yêu cầu về kỹ thuật của camera giám sát

Dưới đây là 2 yêu cầu kỹ thuật chính cần có của Camera giám sát trên xe.

- Về góc quay: Vị trí và số lượng Camera lắp phía trong xe đảm bảo ghi hình được trọn vẹn khu vực buồng buồng lái bác tài và khu vực hành khách (đối với xe khách).
- Các camera giám sát phải có chức năng lưu trữ hình ảnh. Cụ thể, nếu cự ly (hành trình di chuyển cho một chuyến) dưới 500km thì thời gian lưu trữ hình ảnh của camera tối thiểu là 24 tiếng, còn từ 500km trở lên thì tối thiểu 72 tiếng.

Mức xử phạt làm sai quy định về camera giám sát

Theo quy định hiện hành (Nghị định 100/2019), 3 loại xe được quy định ở trên nếu không lắp camera giám sát sẽ bị phạt hành chính từ 5-6 triệu đồng với cá nhân và từ 10-12 triệu đồng với tổ chức là chủ xe (Tính luôn cả trường hợp lắp nhưng không bật, hoặc không lưu trữ, truyền tải dữ liệu); 

Tài xế của xe không chấp hành bị phạt từ 1-2 triệu đồng. 

Xe không chấp hành còn bị phạt bổ sung tước phù hiệu xe kinh doanh từ 1-3 tháng.

Lợi ích của camera với phương tiện vận tải

Dưới đây là các ưu điểm cũng như lợi ích nổi trội của cả Camera Giám sát (băt buộc) và camera hành trình (không bắt buộc).

Lợi ích của Camera giám sát

Tuân thủ đúng quy định pháp luật, tránh các xử phạt hành chính và gián đoạn hoạt động kinh doanh do xử phạt.

Camera giám sát có thể cho biết được cả vận tốc trong lúc lái xe, nên về mặt kỹ thuật và tra cứu pháp lý khi có vấn đề xảy ra tốt hơn hẳn so với camera hành trình.

Camera giám sát có thể ghi hình rõ nét vào cả những lúc thiếu ánh sáng, do được trang bị tia hồng ngoại.

Bên cạnh đó Camera giám sát có thể truy cập để xem trực tiếp, lưu trữ, trích xuất và chia sẻ!

Lợi ích của Camera hành trình

Vai trò lớn nhất của camera hành trình là phục vụ nhu cầu cá nhân của chủ xe hoặc bác tài, ghi lại cung đường phía ngoài xe trên hành trình. Và các video ghi lại được lưu trữ trong một thẻ nhớ của camera.

Hỗ trợ mở rộng tầm quan sát của bác tài khi xe chuyển hướng!

Lời kết

Camera giám sát bắt buộc lắp trên xe đầu kéo, xe container, xe khách (từ 9 chỗ). Không những hỗ trợ cho công tác quản trị của chính phụ, mà trong nhiều trường hợp nó thực sự giữ một vai trò quan trọng cho các chủ xe và bác tài.